Kệ sàn mezzanine là gì? Đặc điểm và ứng dụng của kệ sàn mezzanime có gì đặc biệt so với những loại kệ kho thông thường khác. Để giải đáp được thắc mắc hãy cùng Haitechrack tham khảo bài viết sau nhé.
1. Kệ sàn mezzanine là gì?
Kệ sàn mezzanine là gì? Nó hay được gọi với tên gọi khác là kệ tầng lửng, kệ nhà giàn. Với tên Tiếng Anh là: Mezzanine racking, Mezzanine racking, Mezzanine floor. Là một loại kệ phổ biến được sử dụng cho các văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho,… giúp tối đa diện tích chứa hàng trong kho.
Loại kệ này có thiết kế khác biệt so với các loại kệ kho khác, được chia thành 2 tầng: tầng trung gian lưu trữ hàng hóa, tầng dưới có thể tận dụng làm văn phòng làm việc hoặc làm sàn kho mới.
Kệ sàn mezzanine giúp tăng thêm không gian lưu trữ gấp 2 đến 3 lần so với những nhà kho thông thường, ngoài ra còn tận dụng được chiều cao của nhà kho.
Với mức tải trọng từ 50 đến 1000 kg/m2, kệ được xếp vào nhóm kệ hạng trung hoặc tải trọng nặng. Tùy thuộc vào số lượng hàng hóa và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Khi sử dụng kệ sàn mang lại vô số lợi ích, bao gồm:
- Tăng cường hiệu suất lưu trữ: Kệ sàn Mezzanine giúp tăng cường hiệu suất lưu trữ bằng cách tận dụng tối đa không gian kho hàng.
- Giảm chi phí vận hành: Kệ sàn Mezzanine giúp giảm chi phí vận hành bằng cách giảm thời gian tìm kiếm và lấy hàng.
- Nâng cao an toàn lao động: Kệ sàn Mezzanine được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người lao động, giảm nguy cơ tai nạn.
- Tăng giá trị tài sản: Kệ sàn Mezzanine giúp tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp bằng cách cải thiện không gian lưu trữ và tăng năng suất.
2. Cấu tạo và thông số kỹ thuật kệ sàn mezzanine
Cấu tạo
Nhìn chung về mặt cấu tạo thì kệ sàn mezzanine được thiết kế giống như những chiếc nhà sàn có những chân trụ lớn và lối đi lên bằng cầu thang. Vật liệu cấu thành đều được làm từ thép là chủ yếu.
Hệ thống được kết hợp giữa hệ thống sàn và kệ chứa hàng, vừa tăng thêm được diện tích cho kho hàng vừa tăng thêm được độ cứng cáp và chắc chắn.
Một thiết kế đầy đủ của kệ sàn mezzanine sẽ bao gồm những chi tiết cơ bản sau:
- Khung trụ: hay còn gọi là chân trụ được làm bằng thép hộp Omega dập lỗ, có chức năng chịu lực cho toàn bộ hệ thống kệ.
- Thanh beam và thanh support: hỗ trợ phân tán lực cho các chân trụ để đỡ sàn và hàng hóa.
- Mặt sàn: phải có độ dày và chắc chắn, loại mặt sàn thường được sử dụng là từ gỗ hoặc tôn.
- Cầu thang: để di chuyển lên xuống giữa các tầng.
- Thanh lan can: giống như những hàng rào bảo vệ cho hàng hóa không bị rơi vỡ, an toàn cho người dùng.
Thông số kỹ thuật kệ sàn mezzanine
Vật liệu | Thép sơn tĩnh điện |
Tải trọng | 50 – 1000 kg/m2 |
Kích thước | Khách hàng có thể yêu cầu tùy chỉnh |
Mặt sàn | Gỗ, thép |
Màu sắc | Cam, xanh (Theo yêu cầu) |
Độ dày vật tư |
|
Công nghệ sơn | Sơn tĩnh điện |
Phương thức xuất nhập | Xe nâng, vận thang, cần trục,… |
>>> Tham khảo sản phẩm của Haitech rack: KỆ SÀN MEZZANINE
3. Đặc điểm kệ sàn mezzanime
- Cấu trúc đa tầng: Kệ sàn Mezzanine thường có từ 2 đến 3 tầng, tuy nhiên, số lượng tầng có thể được tăng lên tùy thuộc vào độ cao của trần nhà và yêu cầu lưu trữ.
- Tải trọng cao: Kệ sàn Mezzanine được thiết kế để chịu được tải trọng lớn, cho phép lưu trữ các sản phẩm nặng và cồng kềnh.
- Độ bền cao: Được làm từ các vật liệu chất lượng cao như thép và nhôm, kệ sàn Mezzanine có độ bền cao và tuổi thọ lâu dài.
- Tính linh hoạt: Kệ sàn Mezzanine có thể được tùy chỉnh để phù hợp với các nhu cầu lưu trữ khác nhau, từ hàng hóa nhẹ đến hàng hóa nặng.
- Dễ lắp đặt và tháo dỡ: Kệ sàn Mezzanine được thiết kế để dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ưu điểm
- Kệ sàn mezzanime giúp tăng diện tích kho hàng gấp 2 đến 3 lần so với kệ kho thông thường và tận dụng được không gian chiều cao của kho.
- Các chi tiết được thiết kế tháo rời, dễ dàng tháo lắp và di chuyển kệ đến một mặt bằng khác.
- Cách thức lưu trữ hàng hóa trên sàn có nhiều cách khác nhau: có thể kết hợp cùng các loại giá kệ khác để lưu trữ như kệ trung tải, kệ selective,… hoặc để trực tiếp hàng hóa trên mặt sàn.
- Các chân trụ khỏe, lực được dàn đều ra các trụ tăng khả năng chịu lực vượt trội.
- Tạo không gian thoáng hơn, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên.
- Có thể chia thành nhiều tầng trên một mặt sàn, phía dưới có thể kết hợp làm văn phòng, nhà ở, phòng họp,…
Nhược điểm
- Với kết cấu và vật liệu chắc chắn, việc đầu tư ban đầu vào hệ thống sàn có chi phí khá cao.
- Nếu bạn cần mở rộng không gian lưu trữ bằng cách nâng thêm tầng thì phải đầu tư thêm nhiều mặt sàn thép và hệ thống rào chắn để hệ thống kệ chắc chắn và an toàn hơn.
- Có phần thu hẹp về chiều cao, chưa tận dụng tối đa được như nhiều loại kệ khác, có thể lên tới 10m, 15m như kệ Narrow Aisele, Selective,…
4. Ứng dụng kệ sàn mezzanime
Là một giải pháp tuyệt vời trong việc tối đa hóa khả năng lưu trữ cho các kho hàng, kệ sàn mezzanime được sử dụng phổ biến với đa dạng các ứng dụng khác nhau như:
- Kho hàng: Kệ sàn Mezzanine giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ trong kho hàng, cho phép lưu trữ nhiều hơn trong diện tích hạn chế.
- Sản xuất: Kệ sàn Mezzanine được sử dụng để lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm đang sản xuất và sản phẩm thành phẩm.
- Bán lẻ: Kệ sàn Mezzanine được sử dụng để trưng bày hàng hóa và tạo không gian lưu trữ bổ sung cho các cửa hàng bán lẻ.
- Logistics: Kệ sàn Mezzanine được sử dụng để lưu trữ hàng hóa và thiết bị trong các trung tâm logistics.
- Kho lạnh: Kệ sàn Mezzanine được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong các kho lạnh, đảm bảo giữ cho hàng hóa ở nhiệt độ thích hợp.
5. Những lưu ý khi sử dụng kệ sàn mezzanime
Để một hệ thống kệ kho hoàn hảo, sử dụng được tối ưu nhất thì ngoài cấu tạo và độ chắc chắn của kệ ra thì vẫn còn một số yếu tố bạn phải lưu ý khi thiết kế kệ kho như mặt nền, chiều cao hay lối đi cho kệ.
- Mặt nền nhà xưởng: với mức tải trọng cần lưu trữ số lượng lớn bạn cần tìm một mặt nền chắc chắn và phải bằng phẳng tránh cho kệ và hàng hỏa bị ngả nghiêng. Mặt nền phải được xây dựng chắc chắn để khi tải trọng dồn xuống các chân trụ sẽ không tạo ra các vết võng hoặc các vết nứt to, tuột xuống vài mm. Bạn nên nắm chắc việc này để khảo sát mặt nền kỹ hơn.
- Chiều cao nhà xưởng: chiều cao nhà xưởng càng lớn thì việc tận dụng càng được nhiều. Chiều cao phổ biến nhất từ đất lên mặt sàn thường tối đa là 3m. chiều cao từ đỉnh kho xuống đến hàng hóa cần tối thiểu 2m để nắng nóng không ảnh hưởng đến hàng hóa.
- Lối đi: có 3 cách là dùng thang bộ, thang nâng và xe nâng. Trong đó thang bộ là lối đi bắt buộc có trong hệ thống kệ, còn thang nâng và xe nâng bạn có thể bố trí theo nhu cầu xuất nhập hàng của mình.
Bài viết trên haitechrack đã tổng hợp kệ sàn mezzanine là gì những thông tin cơ bản từ cấu tạo, những ưu nhược điểm lẫn những ứng dụng của kệ mezzanime. Nếu bạn đang cần tham khảo để chọn lựa thì hy vọng bài viết này sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho bạn.