Giải pháp lưu trữ kho luôn là bài toán nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp, bởi khả năng tối ưu lưu trữ kho càng hiệu quả thì hiệu suất càng được nâng cao. Vậy những giải pháp nào lưu trữ kho hiệu quả hiện nay?
Giải pháp lưu trữ kho là gì?
Giải pháp lưu trữ được ứng dụng nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí hoạt động, thích ứng nhanh với thị trường và giảm thiểu các rủi ro về hàng hóa… vô số lợi ích khi sử dụng các giải pháp lưu trữ kho.
Lưu trữ kho hàng đóng vai trò quan trọng, ngày càng được chú trọng và được xem là hạng mục ưu tiên của một doanh nghiệp. Với các kho hàng truyền thống, chi phí nhân công sẽ rất cao và có thể hiệu suất chưa đạt được như mong muốn, vì thế các giải pháp lưu trữ được nghiên cứu và phát triển tối ưu các hạn chế còn tồn đọng.
Vai trò của quản lý lưu trữ kho hiệu quả
Quản lý kho đối với cửa hàng nhỏ cho tới doanh nghiệp đều có vai trò quan trọng. Đặc biệt là đối với các kho hàng sản xuất, kho logistics… kho hàng lớn càng cần các giải pháp lưu trữ tối ưu nhất, điều này sẽ giúp doanh nghiệp:
- Giúp cải thiện, tổ chức kho hiệu quả: Kho hàng được sắp xếp theo một phương pháp gọn gàng và khoa học sẽ hỗ trợ việc xuất nhập hàng nhanh chóng và hiệu quả.
- Chính xác vị trí hàng hóa: Được sắp xếp đúng vị trí, khi cần thực hiện di dời hàng hóa sẽ giúp nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian tìm kiếm, cũng như tăng sự hài lòng đối với khách hàng.
- Tiết kiệm thời gian: Khi các bước trên được thực hiện một cách gọn gàng thì thời gian sẽ được rút ngắn, khi đó rút ngắn thời gian có thể thực hiện các công việc tiếp theo.
- Nâng cao hiệu suất: áp dụng các giải pháp lưu trữ kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín cũng như nâng cao hiệu suất.
Top 6 giải pháp lưu trữ kho hiệu quả
Kho hàng là nơi lưu trữ hàng hóa của cả một doanh nghiệp, cửa hàng vì vậy cần đa dạng các phương pháp lưu trữ nhằm phù hợp và hiệu quả hơn.
Nhà kho có nhiều mô hình, và nhiều dạng kho khác nhau phục vụ nhiều chức năng, mục đích khác nhau. Vì vậy các giải pháp lưu trữ kho của một doanh nghiệp cần được tổ chức với các quy trình cụ thể. Và cũng không có một giải pháp quy chuẩn nào có thể áp dụng, vì vậy cần chú ý các giải pháp trong lưu trữ:
1. Lưu kho theo khu vực
Phân loại hàng hóa lưu kho để dễ dàng quản lý và phân phối. Đối với hàng hóa có thể phân loại theo:
- Hàng lưu ngắn hạn
- Hàng lưu dài hạn
- Hàng hóa kho lẻ…
Theo đó phân chia khu vực bố trí gọn gàng theo mức độ xuất nhập hàng. Với các mặt hàng ngắn hạn, cần xuất nhập liên tục nên để khu vực dễ dàng di chuyển, các tầng kệ thấp hoặc ngay khu vực dễ ra vào.
Hàng dài hạn, có thời gian lưu trữ lâu dài có thể xếp phía trên cao của các tầng kệ. Phân chia khu vực cụ thể rõ ràng, không để lẫn lộn tạo nên vị trí sẽ giúp doanh nghiệp quản lý thuận tiện, hiệu suất được nâng cao.
Ngoài ra để đảm bảo tránh nhầm lẫn, cần bố trí các biển bảng chỉ dẫn cụ thể để nhân viên thuận tiện trong di dời, bốc xếp.
2. Lưu trữ theo phương pháp xuất nhập
Hiện nay các kho hàng hoạt động phổ biến xuất nhập với 2 phương thức FIFO và LIFO.
Với 2 phương thức hoạt động này được ứng dụng sẽ giúp quản lý hàng hóa, kiểm soát hàng tồn kho một cách hiệu quả.
- Phương thức FIFO: First in first out – hàng nhập trước sẽ được xuất trước, phù hợp với các mặt hàng dễ hỏng, lưu trữ ngắn hạn.
- Phương thức LIFO: Last in first out – hàng nhập trước sẽ được xuất sau, phù hợp với các mặt hàng lưu trữ dài hạn, không dễ hư hỏng….
→ Xem thêm: Nguyên tắc FIFO LIFO và các loại kệ ứng dụng
3. Dán nhãn, mã vạch hàng hóa
Thực hiện dán nhãn, mã vạch cho hàng hóa sắp xếp theo thứ tự nhất định tạo nên một hệ thống kho hàng hoàn chỉnh, khi đó các sản phẩm sẽ được kiểm soát bằng các mã tương ứng. Kiểm soát thông qua hệ thống với việc quét mã sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đây là phương pháp được phát triển và dựa trên các phần mềm quản lý kho thông minh trong thời đại 4.0 hiện nay.
Giải pháp lưu trữ kho này giúp các doanh nghiệp quản lý kho hiệu quả, kiểm soát tồn kho dễ dàng, báo cáo theo thời gian thực.
4. Xây dựng sơ đồ kho
Thiết lập sơ đồ kho một cách cụ thể và tỉ mỉ, với cách này sẽ giúp nhân viên kiểm soát nhanh chóng vị trí hàng hóa.
Sơ đồ kho được thiết lập sẽ tạo nên quy trình vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và cũng giúp tiết kiệm thơi gian trong quá trình tìm kiếm hàng hóa.
5. Kiểm kê kho
Kiểm kê kho hàng là công việc cần được thực hiện thường xuyên trong doanh nghiệp. Tần suất kiểm tra trung bình nên là 3 tháng/lần, 6 tháng/lần… Hoặc tùy thuộc vào quy mô của kho hàng. Việc tăng cường kiểm kê sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa hiệu quả hơn.
Để tiến hành kiểm kê kho hàng hiệu quả cần có kế hoạch kiểm kho và sự phân công rõ ràng cho các nhân sự tham gia. Công đoạn này trong lưu trữ kho sẽ giúp phát hiện loại bỏ hàng hóa hư, kiểm soát số lượng cũng như hạn sử dụng còn lại của các mặt hàng trong kho…
6. Xây dựng cơ sở vật chất
Vật chất của kho hàng là các trang thiết bị được xây dựng để quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Đối với kho hàng thì không thể thiếu các:
- Kệ chứa hàng
- Xe nâng
- Thang nâng
- Xe nâng tay
- Pallet
- Camera quan sát…
Còn vô số các trang thiết bị cần thiết đối với một kho hàng. Tùy theo nhu cầu sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kho cho phù hợp.
→ Tham khảo: 5 tiêu chí để chọn giá kệ để hàng